BỘ CÂU HỎI - ĐÁP ÁN CUỘC THI CUỘC THI TRỰC TUYẾN TÌM HIỂU CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ NĂM 2024
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

BỘ CÂU HỎI - ĐÁP ÁN CUỘC THI CUỘC THI TRỰC TUYẾN TÌM HIỂU CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ NĂM 2024

Câu 1. PAR INDEX là tên tiếng Anh của chỉ số nào sau đây ?

A. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

B. Chỉ số hiệu quả quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh.

C. Chỉ số cải cách hành chính.

 

Câu 2. PCI là tên viết tắt tiếng Anh của chỉ số nào sau đây?

A. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

B. Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh.

C. Chỉ số cải cách hành chính.

 

Câu 3. PAPI là tên viết tắt tiếng Anh của chỉ số nào sao đây ?

A. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

B. Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh.

C. Chỉ số cải cách hành chính.

 

Câu 4. SIPAS là tên viết tắt tiếng Anh của chỉ số nào sau đây?

A. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

B. Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh.

C. Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính công.

 

Câu 5. Chỉ số PAPI là chỉ số phản ánh về nội dung gì ?

A. Chỉ số phản ánh hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam.

B. Là công cụ phản ánh tiếng nói người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý nhà nước, thực thi chính sách và cung ứng dịch vụ công của chính quyền các cấp.

C. Chỉ số để theo dõi, đánh giá một cách thực chất, khách quan và công bằng kết quả thực hiện cải cách hành chính hàng năm của các bộ, ngành, địa phương.

 

Câu 6. Kết quả công bố chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) của Bộ Nội vụ năm 2023, tỉnh Bình Định xếp thứ hạng nào sau đây?

A. 27

B. 31

C. 42

 

Câu 7. Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) năm 2023 của thị xã Hoài Nhơn xếp hạng thứ mấy?

A. Xếp thứ 01/11 huyện/thị xã/thành phố.

B. Xếp thứ 02/11 huyện/thị xã/thành phố.

C. Xếp thứ 03/11 huyện/thị xã/thành phố.

 

Câu 8. Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) năm 2023 của phường Hoài Xuân xếp hạng thứ mấy?

A. Xếp thứ 7/17 xã/phường.

B. Xếp thứ 8/17 xã/phường.

C. Xếp thứ 9/17 xã/phường.

 

Câu 9: Đối tượng đánh giá của Chỉ số cải cách hành chính do Bộ Nội vụ chủ trì (PAR INDEX) là?

A. Các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

B. Các cơ quan đảng, các tổ chức chính trị - xã hội Trung ương.

C. Các tập đoàn kinh tế nhà nước.

 

Câu 10. Theo Luật Hộ tịch năm 2014 đâu không phải là nội dung đăng ký hộ tịch?

A. Khai sinh.

B. Chứng thực chữ ký.

C. Nhận cha, mẹ, con.

 

Câu 11. Ai có trách nhiệm công khai ngân sách xã và kế hoạch hoạt động tài chính khác ở xã?

A. Bộ phận Tài chính – Kế toán cấp xã.

B. Hội đồng nhân dân cấp xã.

C. Ủy ban nhân dân cấp xã.

 

Câu 12. Địa chỉ truy cập vào Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Bình Định là địa chỉ nào?

  1. https://dichvucong.binhdinh.gov.vn

B. https://binhdinh.dichvucong.gov.vn

C. https://binhdinh.gov.vn

 

Câu 13. Khi điền thông tin đăng ký tài khoản trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Bình Định, những mục được đánh dấu (*) được hiểu như thế nào?

A. Bắt buộc phải điền thông tin.

  1. Không bắt buộc phải điền thông tin.

C. Điền thông tin có dấu.

 

Câu 14. Công dân nộp hồ sơ đề nghị “xác nhận tình trạng hôn nhân” theo hình thức nào?

A. Trực tiếp hoặc trực tuyến.

B. Trực tuyến.

C. Trực tiếp.

 

Câu 15. Trụ sở làm việc của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thị xã Hoài Nhơn đặt ở đâu?

A. Số 2729, đường Quang Trung, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.

B. Số 34, đường Bùi Thị Xuân, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.

C. Số 2257, đường Quang Trung, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.

 

Câu 16. Số điện thoại tiếp nhận phản ánh kiến nghị của cá nhân, tổ chức (phòng Kiểm soát TTHC thuộc văn phòng UBND tỉnh) là số nào?

A. 0256.3823559

B. 0256.3823558

C. 0256.3823557

 

Câu 17: Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) năm 2023 của tỉnh Bình Định đạt bao nhiêu %?

A. Đạt 80,35 %

B. Đạt 82,64%.

C. Đạt 83,73 %

Câu 18: Đối tượng điều tra xã hội học để đánh giá xác định kết quả Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) là?

A. Người dân sinh sống trên địa bàn được lựa chọn điều tra xã hội học.

B. Người dân, người đại diện cho tổ chức đã trực tiếp giao dịch và nhận kết quả cung ứng dịch vụ hành chính công trong phạm vi thời gian điều tra xã hội học.

C. Người dân và người đại diện cho tổ chức sinh sống trên địa bàn được lựa chọn điều tra xã hội học.

 

Câu 19: Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) được đánh giá dựa trên những yếu tố cơ bản nào?

A. Tiếp cận dịch vụ; thủ tục hành chính.

B. Công chức giải quyết công việc; kết quả dịch vụ; việc tiếp nhận, giải quyết ý kiến góp ý, phản ánh, kiến nghị.

C. Cả 02 phương án.

 

Câu 20: Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) được dựa trên cơ sở nào?

A. Trải nghiệm và đánh giá của người dân khi tương tác với các cấp chính quyền địa phương.

B. Đánh giá, chấm điểm của cơ quan hành chính nhà nước cấp trên đối với cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới.

C. Đánh giá, chấm điểm giữa các cơ quan hành chính cùng cấp..

 

Câu 21: Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, Chủ tịch nước do cơ quan nào sau đây bầu?

A. Quốc hội

B. Chính phủ

C. Ủy ban thường vụ Quốc hội

 

Câu 22: Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, đâu là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương?

A. Thực hiện nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.

B. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.

C. Thực hiện nguyên tắc hiệp thương dân chủ.

 

Câu 23: Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định Phó Chủ tịch HĐND cấp xã là?

A. Công chức hoạt động chuyên trách.

B. Đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách.

C. Có thể là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách.

 

Câu 24: Theo Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) đâu không phải là nguyên tắc trong thi hành công vụ?

A. Công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền và có sự kiểm tra, giám sát

B. Bảo đảm tính hệ thống, thống nhất, liên tục, thông suốt và hiệu quả

C. Tự do dân chủ

 

Câu 25: Thực hiện Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 5/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính nhà nước các cấp cán bộ công chức, viên chức và người lao động, phải thực hiện những nội dung nào?

A. Thực hiện nghiêm các quy định về đạo đức, văn hóa giao tiếp của người cán bộ, công chức, viên chức; không sử dụng thời giờ làm việc để làm việc riêng; thực hiện đúng quy định trong văn hóa hội họp; không hút thuốc lá trong phòng làm việc, phòng họp, hội trường; nghiêm cấm sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa của ngày làm việc, ngày trực; không được vào casino đánh bạc dưới mọi hình thức.

B. Nghiêm cấm lợi dụng chức năng, nhiệm vụ để gây nhũng nhiễu, phiền hà, trục lợi khi xử lý, giải quyết công việc có liên quan đến người dân và doanh nghiệp; Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động vi phạm kỷ luật, kỷ cương hành chính phải bị xem xét xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.

C. Tất cả các nội dung nêu trên.

 

Câu 26: Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc gì?

A. Tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc

B. Tăng cường trách nhiệm người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng.

C. Cải cách hành chính, tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động, đổi mới công nghệ quản lý.

 

Câu 27: Đâu là nội dung chuẩn mực giao tiếp, ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức theo Đề án Văn hóa công vụ được phê duyệt tại Quyết định số1847/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ?

A. Trong giao tiếp với người dân, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng, lắng nghe, tận tình hướng dẫn về quy trình xử lý công việc và giải thích cặn kẽ những thắc mắc của người dân. Thực hiện “4 xin, 4 luôn”: xin chào, xin lỗi, xin cảm ơn, xin phép; luôn mỉm cười, luôn nhẹ nhàng, luôn lắng nghe, luôn giúp đỡ;

B. Đối với đồng nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức phải có tinh thần hợp tác, tương trợ trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ; không bè phái gây mất đoàn kết nội bộ của cơ quan, tổ chức;

C. Tất cả các phương án trên.

 

Câu 28. Theo Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ, năm 2022, việc chuẩn hóa, tái cấu trúc quy trình, tích hợp, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến thiết yếu phục vụ người dân, doanh nghiệp trên cơ sở sử dụng xác thực, chia sẻ bảng dữ liệu của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để nhằm mục đích gì?

A. Để đa dạng về quy mô, hướng tới làm chủ, phát triển các công nghệ lõi.

B. Để cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính.

C. Cả 2 phương án trên.

 

Câu 29. Tiếp tục hoàn thiện dữ liệu dân cư bảo đảm “đúng”, “đủ”, “sạch”, “sống” là mục tiêu cụ thể được nêu tại văn bản nào sau đây?

A. Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 06/12/2021 của Chính phủ.

B. Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

C. Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

 

Câu 30. Theo Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ, hoàn thành việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu thuế nhằm mục đích gì?

A. Phục vụ xác thực thông tin về người nộp thuế trong giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực thuế, giúp 100% người nộp thuế không phải khai báo lại các thông tin thay đổi đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

B. Phục vụ xác thực thông tin về người nộp thuế trong giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực thuế, giúp người nộp thuế không phải đi lại nhiều lần.

C. Phục vụ xác thực thông tin về người nộp thuế trong giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực thuế, giúp 100% người nộp thuế không phải bổ sung bất kỳ thông tin nào khi có sự thay đổi về thông tin cá nhân của người nộp thuế.

 

Câu 31. Theo Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ, mục tiêu cụ thể mang lại cho cấp xã là gì?

A. Bảo đảm thực hiện đồng bộ, hiệu quả trong việc đăng ký khai sinh, cấp số định danh cá nhân của công dân và thực hiện an sinh xã hội trên cơ sở triển khai giải pháp dùng chung hạ tầng của ngành Công an.

B. Bảo đảm thực hiện đồng bộ, hiệu quả trong việc đăng ký khai sinh, cấp số định danh cá nhân của công dân và thực hiện an sinh xã hội trên cơ sở triển khai giải pháp dùng chung hạ tầng của ngành Thuế.

C. Bảo đảm thực hiện đồng bộ, hiệu quả trong việc đăng ký khai sinh, cấp số định danh cá nhân của công dân và thực hiện an sinh xã hội trên cơ sở triển khai giải pháp dùng chung hạ tầng của ngành Điện lực.

 

Câu 32. Theo Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ, tiện ích mang lại cho công dân khi Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính được kết nối, tích hợp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư?

A. Công dân phải xuất trình hồ sơ chứng minh thông tin của bản thân khi thực hiện thủ tục hành chính tại Bộ phận một cửa.

B. Công dân không phải xuất trình hồ sơ chứng minh thông tin của bản thân khi thực hiện thủ tục hành chính tại Bộ phận một cửa.

C. Công dân không phải xuất trình chứng minh nhân dân khi thực hiện thủ tục hành chính tại Bộ phận một cửa.

 

Câu 33. Theo Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ, đâu là mục tiêu cụ thể giai đoạn 2025-2030?

A. 100% hồ sơ công việc liên quan đến quản lý dân cư tại cấp bộ, tỉnh; 100% hồ sơ công việc liên quan đến quản lý dân cư tại cấp huyện và 80% hồ sơ công việc liên quan đến quản lý dân cư tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng.

B. 100% hồ sơ công việc liên quan đến quản lý dân cư tại cấp bộ, tỉnh; 100% hồ sơ công việc liên quan đến quản lý dân cư tại cấp huyện và 80% hồ sơ công việc liên quan đến quản lý dân cư tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).

C. 100% hồ sơ công việc liên quan đến quản lý dân cư tại cấp bộ, tỉnh; 90% hồ sơ công việc liên quan đến quản lý dân cư tại cấp huyện và 80% hồ sơ công việc liên quan đến quản lý dân cư tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).

 

Câu 34: Đâu là tên gọi đầy đủ của Đề án 06 của Chính phủ?

A. Đề án phát triển ứng dụng định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030.

B. Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030.

C. Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030.

 

Câu 35: Đề án 06 của Chính phủ có mấy quan điểm chỉ đạo; nhóm tiện ích và nhóm nhiệm vụ?

A. 09 quan điểm; 02 nhóm tiện ích; 03 nhiệm vụ.

B. 07 quan điểm; 05 nhóm tiện ích; 06 nhiệm vụ.

C. 05 quan điểm; 03 nhóm tiện ích; 05 nhiệm vụ.

 

Câu 36: Tài khoản định danh điện tử là gì?

A. Tài khoản định danh điện tử là tài khoản được tạo lập bởi người dân và doanh nghiệp trên điện thoại. Tài khoản này được quản lý và xác thực trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia, do Thông tin và Truyền thông phát triển.

B. Tài khoản định danh điện tử là tài khoản do người dân tạo lập trên điện thoại, máy tính bảng, máy tính laptop. Tài khoản này được quản lý và xác thực trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia, do Bộ Văn hóa thể thao và du lịch phát triển.

C. Tài khoản định danh điện tử là tập hợp gồm tên đăng nhập (chính là mã số định danh cá nhân của công dân), mật khẩu (được gửi qua tin nhắn SMS cho mỗi cá nhân) hoặc hình thức xác thực khác được tạo lập bởi hệ thống định danh và xác thực điện tử của Bộ Công an. Tài khoản này được quản lý và xác thực trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia, do Bộ Công an phát triển.

 

Câu 37: Tài khoản định danh điện tử có mấy mức độ?

A. 01.

B. 02.

C. 03.

 

Câu 38: Để đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2, công dân cần làm gì?

A. Đến cơ quan công an để xác thực ảnh mặt và vân tay; cung cấp các giấy tờ cá nhân như thẻ bảo hiểm y tế, giấy phép lái xe, đăng ký xe…

B. Không cần làm gì cả, chỉ cần thao tác trên điện thoại Smartphone.

C. Đến cơ quan công an chỉ để cung cấp các giấy tờ cá nhân như thẻ bảo hiểm y tế, giấy phép lái xe, đăng ký xe…

 

Câu 39: Tài khoản định danh điện tử mức độ 1, mức độ 2 có giá trị thế nào?

A. Tài khoản định danh điện tử mức độ 1 có giá trị chứng minh thông tin trong các hoạt động, giao dịch có yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân. Tài khoản định danh điện tử mức độ 2 có giá trị tương đương với sử dụng căn cước công dân trong các giao dịch có yêu cầu xuất trình căn cước công dân; ngoài ra, tài khoản định danh điện tử mức độ 2 còn cung cấp thông tin có trong các loại giấy tờ đã được đồng bộ vào tài khoản định danh điện tử như giấy phép lái xe, thẻ bảo hiểm y tế…để đối chiếu khi phải xuất trình giấy tờ đó.

B. Tài khoản định danh điện tử mức độ 1 có giá trị tương đương với sử dụng căn cước công dân trong các giao dịch có yêu cầu xuất trình căn cước công dân; Tài khoản định danh điện tử mức độ 2 có giá trị chứng minh thông tin trong các hoạt động, giao dịch có yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, ngoài ra, tài khoản định danh điện tử mức độ 2 còn cung cấp thông tin có trong các loại giấy tờ đã được đồng bộ vào tài khoản định danh điện tử như giấy phép lái xe, thẻ bảo hiểm y tế…để đối chiếu khi phải xuất trình giấy tờ đó.

C. Tài khoản định danh điện tử mức độ 1 và 2 có giá trị tương đương với sử dụng căn cước công dân trong các giao dịch có yêu cầu xuất trình căn cước công dân; ngoài ra, tài khoản định danh điện tử mức độ 2 còn cung cấp thông tin có trong các loại giấy tờ đã được đồng bộ vào tài khoản định danh điện tử như giấy phép lái xe, thẻ bảo hiểm y tế…để đối chiếu khi phải xuất trình giấy tờ đó.

 

Câu 40: Khi nhận được cuộc gọi lạ, xưng là cán bộ Công an yêu cầu cung cấp các thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng,… để cấp tài khoản định danh điện tử. Có nên thực hiện theo những yêu cầu trên không?

A. Không. Vì người dân có thể đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử qua Ứng dụng VNeID hoặc ra trực tiếp cơ quan Công an để thực hiện. Cán bộ Công an sẽ không gọi điện yêu cầu công dân cung cấp thêm thông tin cá nhân hay bất kỳ loại giấy tờ nào khác

B. Có. Vì cơ quan công an có thể cần bổ sung thêm giấy tờ tích hợp vào tài khoản Định danh điện tử và liên hệ vì đã có số điện thoại lưu trong hệ thống

C. Tùy vào nội dung cơ quan công an yêu cầu mà cân nhắc thực hiện theo hay không.

 

Câu 41: Theo quy định tại Luật Căn cước công dân năm 2014, công dân Việt Nam từ đủ bao nhiêu tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân?

A. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi.

B. Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi.

C. Công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi.

 

Câu 42. Theo Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ, “thủ tục hành chính” được hiểu như thế nào?

A. Là quy trình, các bước thực hiện, giải quyết một việc.

B. Là các bước giải quyết công việc phục vụ công tác quản lý - điều hành của cơ quan nhà nước.

C. Là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức.

 

Câu 43. Theo Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ, “kiểm soát thủ tục hành chính” được hiểu như thế nào?

A. Là việc xem xét, đánh giá, theo dõi nhằm bảo đảm tính khả thi của quy định về thủ tục hành chính, đáp ứng yêu cầu công khai, minh bạch trong quá trình tổ chức thực hiện thủ tục hành chính.

B. Là việc xem xét, đánh giá, theo dõi nhằm bảo đảm tính khả thi của quy định về thủ tục hành chính trong văn bản quy phạm pháp luật.

C. Là việc theo dõi thi hành quy định về thủ tục hành chính được quy định văn bản quy phạm pháp luật trong thực tiễn.

 

Câu 44. Theo Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ, trọng tâm cải cách hành chính giai đoạn 2021-2030 là gì?

A. Cải cách thể chế, trong đó tập trung xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế của nền hành chính.

B. Cải cách thể chế, trong đó tập trung xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế của nền hành chính và nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, có năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và sự phát triển đất nước, trong đó, chú trọng cải cách chính sách tiền lương; xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số.

C. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, có năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và sự phát triển đất nước; xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số.

 

Câu 45. Theo Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ, mục tiêu về rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh, thành phần hồ sơ và tối ưu hóa quy trình giải quyết thủ tục hành chính dựa trên cơ sở nào?

A. Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin.

B. Đổi mới cách thức tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính.

C. Rà soát, cắt giảm thời gian giải quyết.

 

Câu 46    Chủ đề Ngày chuyển đổi số quốc gia năm 2024 là?

  1. “Phổ cập hạ tầng số và sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số - Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động”
  2. “Chuyển đổi số giải quyết các vấn đề của xã hội vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân”.
  3. “Khai thác dữ liệu số để tạo ra giá trị”

 

Câu 47. Theo Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ, cắt giảm, đơn giản hóa các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh phải đảm bảo gì?

A. Thực chất.

B. Hình thức.

C. Nhanh, kịp thời.

 

Câu 48. Từ 1/7/2024 khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến, công dân có thể sử dụng tài khoản nào?

A. Chỉ sử dụng duy nhất tài khoản VneID.

B. Chỉ sử dụng tài khoản được cấp bởi Cổng dịch vụ công quốc gia.

C. Có thể sử dụng tài khoản được cấp bởi Cổng dịch vụ công quốc gia và tài khoản VNeID.

D. Tuỳ thuộc vào thủ tục hành chính mà công dân thực hiện.

 

Câu 49: Cổng Dịch vụ công Quốc gia có địa chỉ tên miền nào sau đây:

A. https://dvc.gov.vn

B. https://dichvucong.gov.vn

C. https://dichvucong.vn

 

Câu 50: Độ tuổi đổi thẻ Căn cước công dân theo quy định tại Luật Căn cước công dân năm 2014?

A. Khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 45 tuổi và đủ 60 tuổi.

B. Khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

C. Khi công dân đủ 20 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.


Tác giả: Trần Đình Phúc- VP UBND phường
Tổng số điểm của bài viết là: 27 trong 6 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Xem thêm chủ đề

Nội dung đang cập nhật...